Logo
Hotline: 0901 274 699
YouTube Facebook
"Ú OÀ" - TRÒ CHƠI KÍCH THÍCH SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ CHO TRẺ

 

   Từ khi ra đời đến lúc được 3 tháng tuổi là quãng thời gian vô cùng bận rộn của trẻ. Chúng đang học rất nhiều kĩ năng mới, như phát triển thính giác và thị giác, và còn cả nụ cười đầu tiên nữa. Tất cả những điều này có nghĩa là, chơi đùa là một cách tuyệt vời để giúp con đạt được những bước phát triển quan trọng. Hầu như bé nào cũng thích được chơi trò ú òa với bố mẹ. Đơn giản nhất là trốn sau ghế sofa và từ từ xuất hiện rồi làm một bộ mặt hài, hù bé để bé cười.

   
Theo tiến sõ Caspar Addyman – nhà nghiên cứu học tại trường Đại học Birbeck, London cho rằng: Trò chơi “ú òa” đem đến cảm giác hạnh phúc cho bé hơn khi được chơi cùng mẹ, đặc biệt nó còn giúp não bộ vận hành linh hoạt hơn. Trò chơi “ú òa” này không chỉ mang lại những tiếng cười giòn tan của con mình, mà còn kích thích các chức năng não bộ của con hoạt động mạnh mẽ hơn. Minh chứng rõ nhất chính là nụ cười của bé, đó là cách bé thể hiện cho bố mẹ thấy niềm vui, niềm hạnh phúc mà bé đang nhận được.

► START KID xin gợi ý cho các cha mẹ cách chơi trò chơi “Ú òa” khiến trẻ thích thú phù hợp với từng lứa tuổi nhé!

1/ Đối với trẻ sơ sinh 0-3 tháng:
B1: Cho hai tay của mẹ nắm lấy hai chân bé.
B2: Cầm úp mặt sau bàn chân của bé.
B3: Úp mở đôi bàn chân của bé ra vào để lộ mặt mẹ cho bé nhìn thấy và theo nhịp hô “ú òa”.
Khi trẻ sơ sinh được 2-4 tháng, bé đã có những biểu hiện phản xạ nhanh chóng trước những trò chơi cùng bố mẹ như nhoẻn miệng cười và trả lời bằng những âm nhanh không rõ nghĩa.

2/ Đối với bé từ 3-6 tháng:
B1: Lấy hai tay tự che mặt mẹ.
B2: Theo dõi phản ứng của bé.
B3: Mở đôi bàn tay ra một cách bất ngờ và hô “ú òa”.

3/ Đối với bé từ 6 tháng trở đi:
B1: Hướng dẫn bé úp mặt vào hai bàn tay của bé.
B2: Mẹ cũng úp mặt mình vào hai tay của mẹ.
B3: Sau đó cùng bé hô “ú òa” xem hai mẹ con ai là người bị lộ mặt trước nhé!
Khi đến độ tuổi 6-8 tháng, bố mẹ cần cho trẻ tiếp tục chơi trò “ú òa” này, tuy nhiên mức độ sẽ phức tạp hơn, sẽ không chỉ ú òa sau đôi bàn tay mà còn có thể sau một vật chắn chắn nào đó như quyển sách, chiếc gối hoặc bức tường. Tuy nhiên, lúc này sẽ kích thích não bộ của bé dự đoán được tiếp những gì xảy ra sau đó, nhờ đó trẻ có cơ hội làm những bài tập để não bộ phản ứng nhanh nhạy lại với những kích thích từ bên ngoài.

Chia sẻ:
Copyrights © 2018 CÔNG TY TNHH – MTV START KID. Web design : Nina Co.,Ltd
Đăng ký nhận tin
Hotline: 0901 274 699
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0901 274 699 SMS: 0901 274 699