Logo
Hotline: 0901 274 699
YouTube Facebook
TUYỆT CHIÊU DẠY TRẺ TÍNH KIÊN NHẪN

TUYỆT CHIÊU DẠY TRẺ TÍNH KIÊN NHẪN

     Kiên nhẫn đồng nghĩa với việc biết kiềm chế bản thân là những đức tính cha mẹ cần dạy con ngay từ khi còn nhỏ. Đối với một đứa trẻ, kiên nhẫn chờ đợi hay phải kìm nén bản thân là một điều vô cùng khó khăn. START KID sẽ gợi ý cho các bậc phụ huynh những tuyệt chiêu đơn giản giúp con trở thành một đứa trẻ biết kiên nhẫn.

1/ Lấy kiên trì để rèn tính kiên trì
     Thực tế, đứa trẻ dưới 10 tuổi không kiên trì, thiếu tập trung chú ý, làm việc không đến nơi đến chốn… là điều hết sức bình thường. Đây là một hiện tượng phổ biến phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi trẻ em. Do đó, cha mẹ xin chớ buồn phiền mà bất mãn trong giáo dục con, mà nên kiên trì chịu khó để dẫn dắt con trên cơ sở nắm được đặc điểm tính tình của trẻ.

2/ Dạy trẻ ứng phó với sự chờ đợi
     Kiên nhẫn không có nghĩa là trẻ phải ngồi 1 chỗ chờ đợi và chẳng làm gì hết. Mẹ hãy khuyến khích bé tự tạo cho mình những hoạt động thú vị và có ích trong lúc chờ đợi. Ví dụ, đưa cho trẻ những cuốn sách, truyện tranh hấp dẫn để đọc, hoặc những câu đố toán học thú vị để trẻ tìm ra câu trả lời, kết hợp các trò chơi nho nhỏ ngay trong thời gian chờ. Như vậy trẻ không còn cảm thấy nhàm chán và mệt mỏi, sự kiên nhẫn đôi khi còn đi kèm với sự độc lập và tự ứng phó mà không quá phụ thuộc vào tình huống ấy.

3/ Tạo những trở ngại nhất định để rèn luyện tính kiên nhẫn
     Khi yêu cầu trẻ hoàn thành một việc, cần tạo nên một số trở ngại, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ tự khắc phục khó khăn. Như vậy, chúng ta mới có thể kích thích được tinh thần hiếu thắng, giúp trẻ có thêm động lực để hoàn thành nhiệm vụ. Đương nhiên, để vượt qua khó khăn, trẻ cần phải cố gắng, do đó kiên nhẫn là kết quả của quá trình rèn luyện ý chí, hoàn cảnh càng khó khăn thì càng dễ rèn luyện tính kiên nhẫn. Người lớn cần động viên trẻ không nên bỏ dở giữa chừng, cần giải thích cho trẻ hiểu muốn làm tốt bất cứ việc gì đều cần phải cố gắng. Khi trẻ nỗ lực quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, cha mẹ cần khen ngợi kịp thời để trẻ nhận ra rằng, việc mình đang nỗ lực là điều đúng đắn và đáng tự hào

     Lúc còn nhỏ, khi cảm thấy đói, trẻ thường lập tức đòi ăn, khi khát lập tức đòi uống, muốn chơi lập tức sẽ đòi đồ chơi. Lúc đó, người lớn không nên ngay lập tức đáp ứng nguyện vọng của trẻ mà nên kéo dài một khoảng thời gian nhất định, như vậy có thể rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

4/ Trở thành một tấm gương tốt cho trẻ noi theo
     Nếu muốn trẻ hình thành được những thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ cần là khuôn mẫu cho trẻ noi theo. Làm bất cứ việc gì, người lớn đều cần phải kiên nhẫn, nghiêm túc và làm hoàn chỉnh, làm tấm gương tốt cho trẻ.

     Mỗi ngày, trẻ đều quan sát mọi hành động, cử chỉ, lời nói của cha mẹ và học theo. Con sẽ học theo cách bạn giữ bình tĩnh và xử lý tình huống trong những lúc khó khăn. Do đó, trước mặt con, đừng ngại ngần nói rõ cảm xúc và cách giải quyết của mình. Khi thật sự chán nản hay bực bội, thay vì la hét hay hành động một cách mất kiểm soát, bạn hãy nói rõ với con: “Mẹ đang rất bực. Mẹ cần hít thở thật sâu để bình tĩnh lại. Mọi chuyện sẽ ổn thôi. Mẹ có thể giải quyết được những chuyện này”. Cách nói này khiến cho bé hiểu rằng không khó để trở nên mạnh mẽ và sẽ tìm được nhiều biện pháp để đương đầu với khó khăn.

 

Chia sẻ:
Copyrights © 2018 CÔNG TY TNHH – MTV START KID. Web design : Nina Co.,Ltd
Đăng ký nhận tin
Hotline: 0901 274 699
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0901 274 699 SMS: 0901 274 699