Logo
Hotline: 0901 274 699
YouTube Facebook
LỰA CHỌN ĐỒ CHƠI PHÙ HỢP VỚI TỪNG ĐỘ TUỔI

     LỰA CHỌN ĐỒ CHƠI PHÙ HỢP VỚI TỪNG ĐỘ TUỔI

     Theo GS. Lisa F., ĐH Johns Hopkins đã từng chia sẻ: Món đồ chơi "thực sự bé cần" là làm sao hội tụ đúng điều mà giai đoạn phát triển của não bộ bé cần. Nó phụ thuộc 2 yếu tố: Cảm xúc và vận động

► Yếu tố cảm xúc: món đó phải tạo cho bé sự ngạc nhiên khi chơi, sự hứng thú tham gia vào chơi (bé sẽ tự chơi và khám phá theo cách riêng của bé) và phải tạo nên 1 cảm xúc thực sự trong tình huống thực sự khi chơi với cha mẹ, tránh các sự khởi tạo ảo từ các thiết bị điện tử có màn hình.
► Yếu tố vận động: món đồ chơi đó phải giúp trẻ phát huy các vận động từ đơn giản đến phức tạp, gồm các phần trong phát triển như màu sắc, âm thanh, hình khối, di động... Điều này là rất khác biệt tùy mỗi độ tuổi sẽ có sự phát triển vận động khác nhau.

     Ở mỗi một độ tuổi khác nhau, bé sẽ có thể phát triển những kỹ năng khác nhau. Và những kỹ năng này có thể được phát triển toàn diện nếu mẹ chọn đồ chơi cho bé một cách đúng đắn. Dưới đây START KID xin gợi ý cho các bậc phụ huynh cách lựa chọn đồ chơi phù hợp cho trẻ theo từng lứa tuổi:

1. Giai đoạn: 0 - 6 THÁNG TUỔI

  • 3 phần phát triển nên có: màu sắc, âm thanh và xúc giác.
  • Màu sắc: chọn màu sáng.
  •  Âm thanh: có tiếng động khi lắc hoặc di chuyển.
  • Xúc giác: có nhựa, cao su đàn hồi, giấy, ni-lông, gỗ.


2. Giai đoạn: 6 - 12 THÁNG TUỔI

  • 3 phần phát triển nên có: chuyển động, kích thước và có chức năng đơn giản.
  • Chuyển động: có bánh xe, hình tròn để lăn hoặc tay cầm để kéo ra kéo vào hoặc có nắp để mở đóng.
  • Kích thước: cùng 1 lúc cho bé chơi đồ chơi có kích thước lớn nhỏ trung bình. Ví dụ cho bé chơi hộp giấy có 3 kích thước khác nhau để bé bỏ lồng vào nhau.
  • Chức năng đơn giản: đồ chơi phải có 1-2 chức năng. Ví dụ: hộp đánh phấn rỗng cũng là 1 đồ chơi tốt vì có chức đóng - mở.
  • Từ 18 tháng tuổi, bé trai và bé gái sẽ có xu hướng thích món đồ chơi thiêng về giới tính khác nhau.


3. Giai đoạn: 1-2.5 TUỔI

  • Những phần phát triển nên có: chuyển động phức tạp và chỉnh độ tinh vi của kích thước.
  • Chuyển động phức tạp: có đàn hồi và độ nẩy, rất tốt giới thiệu các loại bóng/ banh.
  • Có sự chỉnh độ tinh vi: có thể dùng các vòng tròn có kích thước nhỏ đến lớn cho bé tập chồng lên nhau cũng là cách giúp bé nhận thức nhanh hình tròn.


4. Giai đoạn: 2.5 - 5 TUỔI

  • Những phần phát triển nên có: Có chi tiết, có quy trình từng bước, có chức năng phức tạp và hình vẽ.
  • Có chi tiết: 1 món đồ không tháo lắp hoặc 1 chi tiết sẽ không còn gây hứng thú cho bé tuổi này. Món đồ nên có 2 - 3 mẫu chi tiết để trẻ tháo ra tháo vào.
  • Có quy trình: Trò chơi hứng thú cho bé là phải có quy trình như bước 1 làm gì, bước 2 làm gì. Thời điểm này bạn có thể hướng dẫn bé chơi 1 số trò chơi nhân gian như nhảy lò cò 2 chân (vì trẻ sẽ không nhảy được 1 chân đến khi 3.5 tuổi), chơi đồ chơi gia đình,...
  • Có chức năng phức tạp: Khi chơi nên giải thích chức năng của món đồ chơi như xe cứu hỏa để làm gì, xe hơi con làm gì, xe tải đổ cát làm gì.
  • Hình vẽ: Những trò chơi của bé có thể liên quan đến các viết màu sáp, bắt đầu với những nét vẽ nguệch ngoạc, dần bé sẽ vẽ được nét dọc, ngang và vòng tròn. Bé cũng có thể vẽ màu bằng bàn tay, bàn chân hoặc đồ chơi của bé. Cứ để bé sáng tạo nhiều nhất có thể.
     
Chia sẻ:
Copyrights © 2018 CÔNG TY TNHH – MTV START KID. Web design : Nina Co.,Ltd
Đăng ký nhận tin
Hotline: 0901 274 699
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0901 274 699 SMS: 0901 274 699