HIỂU VỀ TRẺ TỰ KỶ
Bệnh tự kỷ ở trẻ em thực sự là một nỗi lo lắng đối với các bậc phụ huynh. Những triệu chứng của bệnh tự kỷ thường xuất hiện sớm từ những năm đầu đời. Việc nắm được các dấu hiệu của bệnh giúp phụ huynh có định hướng sớm để giúp đỡ con mình.
Theo phân loại của Hội tâm thần Mỹ, bệnh tự kỷ chia thành 5 hội chứng bao gồm:
- Hội chứng Asperger: Trẻ thường chậm phát triển tâm thần, thường gào khóc,...nhưng gần 10% trong số đó có khả năng phi thường về âm nhạc, hội họa, điêu khắc, tính toán... dù không hề được học hay luyện tập.
- Hội chứng Rett: Chỉ được ghi nhận ở bé gái, từ 6-18 tháng phát triển bình thường, nhưng sau đó não và đầu không tiếp tục phát triển, gây chậm phát triển về mặt xã hội và trí tuệ.
- Hội chứng thoái phát triển ở trẻ em: Trẻ phát triển về giao tiếp, xã hội bình thường ở độ tuổi 3-4 tuổi, nhưng sau đó bị khiếm khuyết nặng nề về vận động, giao tiếp và quan hệ xã hội.
- Các rối loạn phát triển không đặc hiệu: Trẻ bị rối loạn trong tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi. Xuất hiện sau tháng thứ 30, các dấu hiệu chủ yếu bao gồm loạn thần, loạn ngữ nghĩa…
- Chứng tự kỷ điển hình: Trẻ gặp khó khăn trong quan hệ xã hội, khiếm khuyết về ngôn ngữ và giao tiếp, học nói muộn, có hành vi và mối quan tâm bất thường…
Nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến tự kỷ đến thời điểm hiện tại vẫn là một dấu hỏi lớn đối với nền khoa học y tế. Một số giả thiết cho rằng, tự kỷ có nguyên nhân từ các yếu tố sinh học hoặc môi trường, hoặc cả hai, bao gồm cả các yếu tố nhiễm khuẩn lúc mang thai, các khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch, gen. Tuy nhiên, có thể do những nhân tố tác động làm gia tăng mức độ tự kỷ ở trẻ dưới đây:
- Sinh con ở độ tuổi cao sẽ làm gia tăng triệu chứng tự kỷ của con cái.
- Phụ nữ khi mang thai tiếp xúc với một số loại hóa chất, thuốc (chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm).
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai mắc các bệnh về chuyển hóa như béo phì hay tiểu đường.
- Trẻ sống trong gia đình thường xuyên có cãi vã, cha mẹ vô tâm.
Cần lưu ý rằng, tự kỷ là một hội chứng, không phải là bệnh, không lây lan từ người này sang người khác. Chứng tự kỷ ở trẻ sơ sinh có thể nhận thấy chỉ là do trẻ thiếu những hành vi bình thường, chứ không phải có các hành vi bất thường. Khi phát hiện trẻ có nhiều triệu chứng nêu trên, hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt để trẻ được điều trị kịp thời, hạn chế những di chứng tâm thần về sau.
GIÁO DỤC TRẺ TỰ KỶ
Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ là một công việc đòi hỏi sự kiên trì từ phía nhà trường lẫn gia đình, từng bước, từng bước một giúp trẻ giảm dần các hành vi đặc biệt và phục hồi các chức năng. Dưới đây là một số phương pháp giáo dục trẻ đặc biệt:
- Phương pháp dùng lời nói (trò chuyện, kể chuyện, giải thích): Dùng lời nói, lời kể diển cảm, câu hỏi gợi mở được sử dụng phù hợp cùng với các cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích trẻ tập nói và giao tiếp với đồ vật, với mọi người xung quanh. Tạo tình huống thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẻ những cảm xúc với người khác bằng lời nói và hành động cụ thể.
- Phương pháp trực quan minh họa: Dùng các phương tiện trực quan (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, phim ảnh...) hành động mẫu (lời nói và cử chỉ) cho trẻ quan sát, nói và làm theo, rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan (nhìn, nghe, ngửi, sờ mó, nếm..).
- Phương pháp thực hành: Hành động thao tác với đồ vật, đồ chơi: sử dụng các đồ vật, dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích và nội dung giáo dục. Trẻ cùng làm theo và thao tác với đồ vật như sờ mó, cầm nắm, lắc, mở, đóng, chồng lên, và phối hợp vận động với các giác quan.
- Trò chơi: Sử dụng các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động, mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh và phát triển lời nói.
- Luyện tập: Cho trẻ thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần các câu nói, động tác, hành vi, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung, yêu cầu giáo dục và hứng thú của trẻ.
- Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: Là đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra. - Phương pháp đánh giá, nêu gương: Người lớn tỏ thái độ đồng tình, khích lệ những việc làm, hành vi, lời nói tốt của trẻ.
- Phương pháp dùng tình cảm: Dùng cử chỉ âu yếm, vỗ về, vuốt ve gần gũi trẻ cùng với những điệu bộ, nét mặt, lời nói, để tạo cho trẻ những cảm xúc an toàn, tin cậy, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, gắn bó, tiếp xúc với người thân và môi trường xung quanh. Khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động.
Hòa nhập xã hội đối với trẻ tự kỉ là điều cần thiết và là nền tảng vững chắc cho sự phát triển và giáo dục đối với trẻ trong tương lai của trẻ. Chúng ta cần thiết phải nhìn nhận trẻ tự kỉ là một đứa trẻ bình thường và hoàn toàn có thể thay đổi tiến bộ được.Để giáo dục trẻ tự kỉ có thể hòa đồng được với cuộc sống xã hội là cả một quá trình tác động lâu dài. Và giáo dục giúp trẻ hòa nhập không phải là việc đơn giản chính vì vậy cần phải có sự tác động kiên trì, tâm huyết từ thầy cô, bạn bè, cha mẹ và những người thân xung quanh trẻ.
- cân bằng tâm lý của trẻ trong mùa dịch Covid-19 (17.07.2021)
- "Ú OÀ" - TRÒ CHƠI KÍCH THÍCH SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ CHO TRẺ (04.04.2020)
- DẠY CON THEO CÁCH CỦA TỔNG THỐNG OBAMA (04.04.2020)
- NHỮNG SAI LẦM TRONG GIÁO DỤC CON CÁI (04.04.2020)
- TRẺ ĂN VẠ VÀ 8 BƯỚC XỬ LÝ (04.04.2020)
- DẠY CON SỰ TẬP TRUNG (04.04.2020)
- TUYỆT CHIÊU DẠY TRẺ TÍNH KIÊN NHẪN (04.04.2020)
- LỰA CHỌN ĐỒ CHƠI PHÙ HỢP VỚI TỪNG ĐỘ TUỔI (04.04.2020)
- 3 TUỔI - "THỜI ĐIỂM VÀNG" DẠY TRẺ TỰ LẬP (04.04.2020)
- THƠ HAY LUYỆN TRÍ THÔNG MINH (04.04.2020)