HIỂU VÀ BIẾT CÁCH GIÁO DỤC TRẺ HIẾU ĐỘNG
Làm thế nào để xác định con bạn là đứa trẻ quá hiếu động, hay chỉ đơn giản nó là đứa trẻ hoạt bát?
- Trẻ hiếu động có một số biểu hiện sau: dễ hưng phấn, tích cực vận động, có xu hướng thay đổi đột ngột tâm trạng và biểu hiện cảm xúc thái quá, không tập trung.
- Những triệu chứng này thể hiện trong tình trạng hưng phấn, còn khi bình tĩnh trở lại, trẻ có thể cư xử hoàn toàn bình thường. Nhưng đó là những giây phút hiếm hoi. Trong toàn bộ thời gian còn lại, đứa trẻ vận động thường xuyên và không có mục đích. Đôi khi bé nói luyên thuyên không nghỉ, mà nội dung các câu nói gây lo ngại do có quá nhiều tưởng tượng và quá ít logic.
- Trong đầu trẻ thường xuyên xuất hiện những ý tưởng nào đó nhưng hành động của nó lại vượt trước ý nghĩ và đứa trẻ lao vào làm một cái gì đó mà không suy tính hết.
- Sự học tập kém cỏi của trẻ quá hiếu động không phải vì khả năng trí tuệ thấp, mà vì chúng khó tập trung sự chú ý vào một môn học nào đó. Những lỗi trong bài tập không phải do không hiểu mà do sự không chú ý.
Các nhà tâm lý cho rằng những em bé như vậy dường như bơi theo dòng nước. Điều đó có nghĩa là ý nghĩ của chúng lộn xộn, tự đến và đi theo hoàn cảnh bên ngoài. Nếu cha mẹ không chú ý đến điều đó có thể xảy ra sự suy giảm thứ cấp trong phát triển trí tuệ. Đáng tiếc là điều đó xảy ra khi ban đầu chỉ số thông minh của em không hề thấp hơn bạn bè cùng lứa.
ĐƯA TRẺ HIẾU ĐỘNG VÀO NỀ NẾP
Sau đây, START KID xin gợi ý một số kỹ năng để các bậc phụ huynh có thể ứng phó trong trường hợp con mình hiếu động quá mức và giúp trẻ vào nề nếp:
1/ Thiết lập trật tự và tạo thời gian biểu cho trẻ:
Khi trẻ quá hiếu động đồng nghĩa khoảng chú ý của trẻ rất ngắn nên thường rất hay quên và bất cẩn phạm lỗi. Việc đề ra những quy tắc và thiết lập một thời gian biểu chi tiết là rất cần thiết để giúp trẻ rèn luyện tính kỷ luật.
2/ Hạn chế các phiền nhiễu không đáng có:
Trẻ hiếu động rất dễ bị phân tâm, do đó, bạn nên tạo cho trẻ một không gian lý tưởng, tránh xa các tiếng ồn từ ti vi, thiết bị điện tử trong khi thực hiện một nhiệm vụ nào đó.
3/ Động viên khen thưởng khi con làm tốt:
Với những trẻ hiếu động, việc hoàn thành trọn vẹn một nhiệm vụ sẽ giống như một thử thách lớn bởi trẻ rất khó tập trung. Do đó, cha mẹ cần khích lệ và động viên đúng cách khi nhận thấy con tiến bộ.
4/ Hoạt động tuyệt vời giúp trẻ bớt hiếu động:
- Võ thuật: đây là hoạt động giúp trẻ rèn luyện tính kỷ luật, sự tự tin, khả năng tập trung trong từng thế võ, đồng thời giúp nâng cao sức khỏe.
- Thể thao đồng đội: bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông… là những môn thể thao cho phép trẻ di chuyển liên tục, sử dụng nhiều nhóm cơ, giúp trẻ duy trì sự tập trung và tiêu hao năng lượng.
- Hoạt động ngoại khóa ngoài thiên nhiên: đi bộ, leo núi, chèo thuyền… là cách giải tỏa năng lượng rất tốt, đồng thời giúp trẻ học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới.
- Âm nhạc: đây là cách hiệu quả giúp thư giãn não bộ và tạo khoảng thời gian “tĩnh” để trẻ bớt hiếu động. Do đó, nếu còn phân vân trẻ hiếu động quá phải làm sao, bạn có thể cho con tham gia các lớp học đàn, trống… sau giờ học.
- Bơi lội: đây là lựa chọn tuyệt vời với những trẻ tăng động để giúp rèn luyện tinh thần tự giác và tính kỷ luật cá nhân.
- Trò chơi tư duy: xếp hình, cờ vua, xoay rubic… là những bài tập tốt cho trí não, giúp cải thiện khả năng tập trung chú ý cho trẻ.
Điều quan trọng các bậc phụ huynh cần lưu ý là phải dành cho trẻ thời gian hoạt động thoải mái. Vẫn biết kỷ luật và quy tắc là điều cần thiết, nhưng trẻ cũng cần có thời gian để tự do làm những việc trẻ yêu thích và giải tỏa nguồn năng lượng của mình.
- cân bằng tâm lý của trẻ trong mùa dịch Covid-19 (17.07.2021)
- "Ú OÀ" - TRÒ CHƠI KÍCH THÍCH SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ CHO TRẺ (04.04.2020)
- DẠY CON THEO CÁCH CỦA TỔNG THỐNG OBAMA (04.04.2020)
- NHỮNG SAI LẦM TRONG GIÁO DỤC CON CÁI (04.04.2020)
- TRẺ ĂN VẠ VÀ 8 BƯỚC XỬ LÝ (04.04.2020)
- DẠY CON SỰ TẬP TRUNG (04.04.2020)
- TUYỆT CHIÊU DẠY TRẺ TÍNH KIÊN NHẪN (04.04.2020)
- LỰA CHỌN ĐỒ CHƠI PHÙ HỢP VỚI TỪNG ĐỘ TUỔI (04.04.2020)
- 3 TUỔI - "THỜI ĐIỂM VÀNG" DẠY TRẺ TỰ LẬP (04.04.2020)
- THƠ HAY LUYỆN TRÍ THÔNG MINH (04.04.2020)