ĐƯA CON RA KHỎI "VÙNG AN TOÀN"
Theo nhà nghiên cứu tâm lý về quản trị hiệu quả làm việc Alasdair White, “vùng an toàn” của một người được hiểu là “trạng thái hành vi nội tâm khi một người hoạt động trong điều kiện không lo lắng”. Nhiều người nghĩ “vùng an toàn” chỉ là lý thuyết suông về động lực thành công. Trên thực tế đây là một khái niệm tâm lý cực kỳ hữu ích giúp con bạn dám mạo hiểm và quyết định các thay đổi lớn trong đời. Cụ thể, việc học cách rời khỏi “vùng an toàn” sẽ mang lại lợi ích sau cho trẻ:
- Thúc đẩy trẻ trưởng thành
- Dạy trẻ chấp nhận sự thay đổi và đối mặt với thử thách
- Xây dựng sự tự tin và quyết đoán
- Giúp trẻ biết cách tự tạo động lực cho bản thân để đạt được mục tiêu
- Tạo cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng mới
- Khuyến khích tính hiếu kỳ, linh hoạt, sự kiên nhẫn và sức chịu đựng
Dưới đây là những cách giúp trẻ thoát khỏi “vùng an toàn” của bản thân mình:
1. Ủng hộ quá trình thực hiện và nỗ lực của trẻ
Việc cha mẹ khen ngợi và ủng hộ từ những bước đi nhỏ nhất sẽ giúp trẻ có động lực bước ra khỏi vùng an toàn. Đừng đợi trẻ thử bước ra rồi mới khen ngợi, cha mẹ hãy động viên trẻ ngay từ bây giờ, từ những hoạt động bình thường trong cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra, khi trẻ thử điều mới, cha mẹ không nên chú trọng vào kết quả. Hãy giúp con hiểu rằng thành công đôi khi không phụ thuộc vào kết quả mà là sẵn sàng cố gắng, nỗ lực hết mình để vượt qua bản thân.
2. Luyện nói "Tôi có thể"
Hãy để con nói câu "Tôi có thể" bằng miệng vì việc phát ra lời nói, âm thanh sẽ có tác động lớn hơn việc giữ nó trong trí óc. Đây là phương pháp tự ám thị mang lại hiệu quá khá cao và sau khi luyện tập nhiều lần, trẻ sẽ nhận thấy khả năng của mình.
3. Diễn tập tình huống
Nếu con lo lắng về tình huống xã hội mới, bạn có thể cùng con diễn tập trước để chuẩn bị, xây dựng tinh thần tự tin. Ví dụ, nếu trẻ gặp giáo viên chủ nhiệm mới vào ngày mai, tối nay mẹ có thể đóng vai cô chủ nhiệm và cùng trẻ trò chuyện. Những buổi tập luyện giả định sẽ giúp con bạn làm quen với các tình huống mới, khiến chúng cảm thấy bớt lạ lẫm và đáng sợ.
4. Sử dụng phương pháp "thang dũng cảm"
"Thang dũng cảm" là hoạt động giúp trẻ rèn luyện sự tự tin được sáng tạo bởi tiến sĩ Donna Pincus (Mỹ). Để tạo ra "thang dũng cảm", cha mẹ hãy xác định từng bước nhỏ giúp trẻ đạt được kỹ năng mới hoặc vượt qua nỗi sợ hãi.
Ví dụ, nếu trẻ có buổi trình diễn piano trước đám đông, đầu tiên trẻ nên biểu diễn trước mặt cha mẹ, sau đó nâng cấp dần số lượng người xem, từ bạn bè của trẻ, phụ huynh của bạn bè đến những người hàng xóm. Việc luyện tập nhiều lần sẽ giúp trẻ nhuần nhuyễn các kỹ năng, hơn nữa, mỗi lần tập luyện sẽ nâng cao độ khó, xây dựng sự tự tin.
5. Nghỉ ngơi
Cha mẹ nên vạch rõ ranh giới trước việc động viên và thúc ép con vào thử thách mới. Cha mẹ nên cân nhắc điểm mạnh, yếu của con, từ đó nhận ra giới hạn của trẻ và đừng cố gắng bắt con vượt qua giới hạn đó liên tục. Cha mẹ vẫn có thể giúp con vượt qua giới hạn bằng cách cho con quãng nghỉ ngắn trong hành trình để "hồi sức".
- cân bằng tâm lý của trẻ trong mùa dịch Covid-19 (17.07.2021)
- "Ú OÀ" - TRÒ CHƠI KÍCH THÍCH SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ CHO TRẺ (04.04.2020)
- DẠY CON THEO CÁCH CỦA TỔNG THỐNG OBAMA (04.04.2020)
- NHỮNG SAI LẦM TRONG GIÁO DỤC CON CÁI (04.04.2020)
- TRẺ ĂN VẠ VÀ 8 BƯỚC XỬ LÝ (04.04.2020)
- DẠY CON SỰ TẬP TRUNG (04.04.2020)
- TUYỆT CHIÊU DẠY TRẺ TÍNH KIÊN NHẪN (04.04.2020)
- LỰA CHỌN ĐỒ CHƠI PHÙ HỢP VỚI TỪNG ĐỘ TUỔI (04.04.2020)
- 3 TUỔI - "THỜI ĐIỂM VÀNG" DẠY TRẺ TỰ LẬP (04.04.2020)
- THƠ HAY LUYỆN TRÍ THÔNG MINH (04.04.2020)